KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2024 - 2025(01/12/2022)2848


 

 KẾ HOẠCH

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025

 

 

Căn cứ theo Kế hoạch về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của Trường Đại học Đồng Tháp, và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, Khoa Ngoại ngữ xây dựng kế hoạch về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 như sau:

I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VÀ CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

1. Các định hướng chung

Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực quản lý cấp Bộ môn, Khoa theo sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược phát triển, gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả ở các lĩnh vực hoạt động của Khoa, Trường.

Lấy chất lượng làm nền tảng, là yêu cầu xuyên suốt trong mọi hoạt động tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển nhân sự với phát triển khoa học và đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho Khoa, Trường.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin từ hoạt động quản lý, tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, lấy sự hài lòng của viên chức, người học và xã hội là thước đo chất lượng và hiệu quả hoạt động của Khoa.

2. Chủ đề năm học

“Chất lượng-Sáng tạo-Khát vọng”.

II. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

- Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng cho viên chức để tạo sự đoàn kết, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau, nhất quán trong nhận thức và hành động hướng theo sứ mạng, tầm nhìn của Trường; xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh;

- Khuyến khích viên chức tham gia các hoạt động thi đua, các hoạt động phục vụ cộng động và các hoạt động văn thể mỹ do Khoa, Trường tổ chức;

- Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

2. Phát triển đội ngũ viên chức

- Rà soát, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ưu tiên các vị trí việc làm phục vụ nhu cầu mở thêm mã ngành của Khoa;

- Hoàn thiện bộ máy viên chức quản lý cấp Bộ môn, Khoa mang tính kế thừa;

- Tận dụng khai thác các nguồn học bổng, tạo điều kiện và thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết để có nhiều giảng viên được đi học nâng cao trình độ, nhất là đi học tiến sĩ theo Đề án 89; Liên hệ chặt chẽ với viên chức đang học tập, nắm bắt tiến độ và động viên viên chức hoàn thành khóa học trong điều kiện phù hợp;

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tự đào tạo, bồi dưỡng về năng lực ngoại ngữ, năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực tổ chức và thực hiện nghiên cứu, năng lực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học, nhất là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

3. Đổi mới, hiện đại hóa chương trình và phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn

nhu cầu nhân lực chất lượng cao và nhu cầu học tập đa dạng

- Phối hợp với các đơn vị mở thêm chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội và người học, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng ĐBSCL và cả nước;

- Các chương trình đào tạo được xây dựng và cải tiến hướng theo hướng phát triển năng lực cho người học, trong đó chú trọng đến năng lực nghề nghiệp, năng lực công nghệ số;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác doanh nghiệp để đổi mới, cập nhật mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả học tập.

4. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên và sinh viên, chú trọng rèn luyện năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên;

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khoa học và công nghệ và công bố trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và trong nước;

- Phát triển các loại hình nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ, trong đó chú trọng xây dựng và triển khai các hoạt động nghiên cứu ưu tiên gắn với các lĩnh vực, ngành đào tạo thế mạnh của Khoa.

5. Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

- Thực hiện nghiêm túc công tác họp chuyên môn, công tác tự kiểm tra hàng tháng của các Bộ môn, quy trình viết đề cương chi tiết, hồ sơ giảng dạy, hồ sơ tự học, tự nghiên cứu cá nhân. Thực hiện nghiêm túc việc nhiệm vụ giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, lưu minh chứng hồ sơ giảng viên;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong dạy học, trong hoạt động cố vấn học tập; sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học trong giảng dạy;

- Phát triển số lượng bài giảng, tài nguyên học liệu được thẩm định phục vụ đào tạo từ xa;

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các báo chuyên đề với các chủ đề mang tính cập nhật và cần thiết cho viên chức và sinh viên;

- Thu thập phản hồi từ sinh viên, học viên và giảng viên để điều chỉnh và cải thiện chất lượng đào tạo.

6. Cải thiện chất lượng học tập của sinh viên đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp

- Tư vấn, hỗ trợ sinh viên có định hướng cụ thể về nhiệm vụ học tập để hoàn thành khóa học đúng tiến độ, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập;

- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động cố vấn học tập, phối hợp với Ban tham vấn sinh viên mời các chuyên gia tư vấn khi sinh viên có nhu cầu, góp phần hỗ trợ sinh viên học tập tốt, giảm tỉ lệ sinh viên bỏ học;

- Rà soát một cách hiệu quả việc đăng ký học phần; việc đảm bảo chứng chỉ và các điều kiện tốt nghiệp để đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp trong sinh viên;

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng;

- Cân nhắc thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên vừa học tập tốt vừa có thể tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động tình nguyện.

7. Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, kết nối doanh nghiệp

- Tiếp tục đổi mới công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp;

- Duy trì quảng bá ngành, hệ đào tạo chính quy. Phát triển thương hiệu khoa Ngoại ngữ;

- Hỗ trợ các đơn vị khác như Trung tâm Liên kết – bồi dưỡng nghề, phòng Sau đại học quảng bá, đào tạo các ngành có liên quan, hệ không chính quy;

- Tăng cường kết nối doanh nghiệp, phối hợp bồi dưỡng và giới thiệu việc làm cho sinh viên, học viên.

8. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường các hoạt động kết nối, hợp tác quốc tế thúc đẩy các chương trình liên kết, trao đổi giảng viên, trao đổi sinh viên. Phối hợp Phòng HTQT gửi giảng viên, sinh viên tham gia các khóa học hay trao đổi ngắn hạn ở nước ngoài;

- Phối hợp các đơn vị phát triển số lượng giảng viên nước ngoài đến nghiên cứu và giảng dạy;

- Thử nghiệm báo cáo online với giảng viên ở nước ngoài.

III. CÁC NHÓM MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Các tỷ lệ liên quan đến sinh viên

a) Tỷ lệ tuyển sinh chính quy năm 2025 đạt từ 90% chỉ tiêu trở lên;

b) Tỷ lệ sinh viên tham gia BHYT đạt từ 98% trở lên;

c) Tỷ lệ sinh viên chính quy tốt nghiệp đúng tiến độ đạt trên 70%;

d) Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng: đạt trên 80%;

2. Điều kiện bảo đảm chất lượng

a) Có 80% giảng viên có trình độ sau đại học;

b) Có ít nhất 30% giảng viên tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo (giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt) được sử dụng;

c) 100% bài giảng, học liệu từ xa thuộc các học phần chuyên ngành bắt buộc được thẩm định và đưa vào sử dụng nội bộ.

3. Khoa học và công nghệ

a) 100% giảng viên đảm bảo đủ giờ hoạt động khoa học công nghệ;

b) Có ít nhất 02 đề tài khoa học và công nghệ cấp trường được nghiệm thu;

c) Mỗi viên chức có chức danh giảng viên là tác giả ít nhất 01 bài báo trên các tạp chí có chỉ số trong nước hoặc tạp chí quốc tế/Kỷ yếu Hội thảo khoa học trong nước hoặc quốc tế.

4. Liên quan đến viên chức

a) Không có viên chức vi phạm kỷ luật;

b) Có ít nhất 90% viên chức tham gia học tập, quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

c) Có ít nhất 90% viên chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

5. Danh hiệu thi đua của Khoa

Khoa đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Phó trưởng bộ môn phụ trách chịu trách nhiệm phổ biến nội dung Kế hoạch này đến toàn thể viên chức trong Tổ. Căn cứ Kế hoạch này, các tổ xây dựng và hoàn thiện kế hoạch năm học 2024 - 2025 của tổ bộ môn tinh thần chung và phù hợp với tình hình thực tế.

2. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2024 - 2025 của tổ Bộ môn chế độ báo cáo: tháng, quý, học kỳ, năm học (và báo cáo đột xuất theo yêu cầu).
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, xét thấy cần thiết bổ sung, sửa đổi những vấn đề liên quan đến nội dung cụ thể trong Kế hoạch này, các Phó trưởng bộ môn có thể kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (thông qua Giáo vụ Khoa).

 

TRƯỞNG KHOA 

Nơi nhận

- BGH  (báo cáo);
- Cán bộ, giảng viên Khoa (thực hiện);
- Website của trường (phổ biến);
- Lưu: VPK.

Võ Phan Thu Ngân 

  

Tin tức liên quan